Xây Lắp Công Trình Đường Dây & Trạm Biến Áp

Xây Lắp Công Trình Đường Dây & Trạm Biến Áp
Ngày đăng: 07/09/2023 08:21 AM

Công ty TNHH Công Nghệ Kỹ Thuật Điện E&C Việt Nam chuyên thi công lắp đặt đường dây và trạm biến áp chuyên nghiệp trên toàn quốc. Với đội ngũ kỹ thuật viên hàng đầu về điện công nghiệp nói chung và hệ thống trạm biến áp nói riêng, đảm bảo sẽ mang lại cho quý khách hàng dịch vụ lắp đặt trạm biến áp tốt nhất với giá cả hợp lý nhất. 

Liên hệ tư vấn thiết kế xây dựng và lắp đặt điện cho trạm biến áp công ty, nhà xưởng hotline 

Bạn muốn biết hệ thống trạm biến áp là gì? Có những loại trạm biến áp nào? Và chọn loại nào cho phù hợp với mặt bằng và công suất nhà xưởng công ty bạn?...

Trạm biến áp là một trong những phần tử quan trọng nhất của hệ thống cung cấp điện. Vì vậy việc bảo trì trạm biến áp thường xuyên là điều rất quan trọng. Tất cả các câu hỏi của quý khách hàng sẽ được E&C giải thích trong bài viết dưới đây. Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi Công ty cổ phần thương mại xây dựng và kỹ thuật năng lượng E&C để được tư vấn giải đáp miễn phí mọi chi tiết, mọi vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

1. Tìm hiểu tổng quan về lắp đặt trạm biến áp

Trạm biến áp dùng để biến đổi điện năng từ cấp điện áp này sang điện áp khác. Dùng để truyền tải công suất lớn tới nơi cần tiêu thu. Một hệ thống phát và truyền tải điện năng bao gồm: các trạm biến áp, trạm phân phối,…

Dung lượng máy biến áp, vị trí số lượng và phương thức vận hành của các trạm. Có ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu về mặt kinh tế và kỹ thuật của hệ thống cung cấp điện. Vì vậy việc lựa chọn phương án cung cấp điện phải đi chung với việc lựa chọn các trạm biến áp. Dung lượng và các tham số khác của máy biến áp phụ thuộc vào phụ tải của nó, vào cấp điện áp của mạng vào phương thức vận hành của máy biến áp v.v… Vì thế để lựa chọn được trạm biến áp tốt nhất chúng ta phải xét tới nhiều mặt và phải tiến hành tính toán so sánh kinh tế – kỹ thuật giữa các phương án đề ra.

Tỷ số biến áp U1/U2  và điện áp định mức là thông số quan trọng nhất của máy biến áp. Hiện nước ta đang sử dụng các cấp điện áp sau :

a) Cấp cao áp của lắp đặt đường dây trạm biến áp

110KV – Dùng để cung cấp cho các phụ tải lớn và cho mạng phân phối.

220KV – Dùng cho mạng điện khu vực.

500KV – Dùng cho hệ thống điện quốc gia.

b) Cấp trung áp của trạm biến áp

Do lịch sử để lại hiện nay ở nước ta cấp trung áp còn dùng lưới 66KV, 35KV,… Nhưng các cấp điện áp nêu trên trong tương lại sẽ được cải tạo để dùng thống nhất cấp điện áp 22KV.  Cấp điện áp 22KV -trung tính nối đất trực tiếp- dùng cho mạng điện địa phương. Cung cấp cho các nhà máy vừa và nhỏ và cung cấp cho khu dân cư.

c) Cấp hạ áp của hệ thống trạm biến áp

Cấp điện áp 380v/220V – dùng trong mạng hạ áp. Trung tính nối đất trực tiếp.

2. Phân loại các hệ thống trạm biến áp

Trong thiết kế thi công điện công nghiệp thường gặp hai danh từ: máy biến áp và trạm phân phối điện. Trạm phân phối điện chỉ gồm các thiết bị điện như: cầu dao cách ly, máy cắt điện thanh góp, vv…. Dùng để nhận và phân phối điện năng và không có nhiệm vụ biến đổi điện áp. Còn trạm biến áp bao gồm những thiết bị trên và còn dùng để biến đổi điện áp từ cao xuống thấp hoặc ngược lại. Người ta phân loại trạm biến áp theo nhiệm vụ như sau:

a) Lắp đặt trạm biến áp trung gian

Để biến đổi thành điện áp ra có cấp điện áp 22 KV – 35 KV. Trạm biến áp cần nhận nhận điện ở cấp điện áp U = 110KV – 220 KV. Do đó các thiết bị đóng cắt và máy biến áp có kích thước lớn. Nên trạm biến áp trung gian thường có công suất lớn. Chính vì lý do đó nên các trạm loại này thường được đặt ngoài trời.

b) Lắp đặt trạm biến áp phân xưởng hay trạm biến áp phân phối

Đa số các trạm biến áp được dùng trong mạng hạ áp dân dụng tòa nhà. Nhận điện từ trạm biến áp trung gian biến đổi thành điện áp ra 0,4 KV – 0,22 KV. Và thường thấy là trạm 22/0,4KV hoặc các trạm 35/0,4kv; 35(22)/0,4KV,… Còn tùy theo cấp điện áp của lưới điện trung thế. Đa số hiện nay các khu dân cư thường dùng loại trạm biến áp này.

Trạm biến áp loại này thường có các loại trạm như sau: trạm biến áp treo, trạm biến áp xây bệt , trạm biến áp trong nhà ( lắp đặt trong nhà), trạm biến áp hợp bộ kiểu KIOS, trạm biến áp kiểu trụ thép. Căn cứ vào môi trường, mỹ quan và kinh phí đầu tư hoặc đặc điểm lưới điện trung thế khu vực mà lựa chọn loại trạm cho phù hợp.

c) Trạm biến áp kiểu xây bệt

Trạm biến áp kiểu xây bệt còn có tên gọi khác là trạm nền. Đa số được lắp đặt ở những nơi có điều kiện đất đai như ở vùng nông thôn, cơ quan… Thiết bị đóng cắt bảo vệ cao áp đặt trên cột thường được áp dụng đối với loại trạm biến áp kiểu xây bệt. Máy biến áp thường đặt bệt trên bệ xi măng dưới đất. Tủ phân phối hạ áp đặt ngoài trời có mái che hoặc trong nhà. Xung quanh trạm có xây tường rào bảo vệ.

Đường dây trung thế cấp đến trạm biến áp có thể là đường dây trên không hay cáp ngầm. Phần đo đếm có thể thực hiện phía hạ áp hay phía trung áp. Tùy theo công suất của máy biến áp hoặc thỏa thuận đấu nối của ngành điện. Trạm biến áp kiểu bệt thường dùng cho các trạm biến áp có công suất >=750kva.

d) Lắp đặt trạm biến áp treo 

Trạm biến áp treo là loại trạm mà toàn bộ các máy biến áp. Và các trang thiết bị đều được đặt trên các giá đỡ bắt giữa hai cột điện bê tông. Trạm được trang bị một máy biến áp ba pha và cấp điện áp đến 35, 22 kV /0,4 kV.  Phần đo đếm có thể thực hiện phía hạ áp hay phía trung áp .

Tủ phân phối hạ áp bắt gông ôm vào thân cột điện dàn trạm. Hoặc đặt trên giàn giữa hai cột. Đường dây trung thế được cấp nguồn tới trạm biến áp. Có thể là đường dây cáp ngầm hay đường trên không. Tùy vào yêu cầu tính thẩm mỹ và kỹ thuật. Trạm biến áp treo thường tiết kiệm đất nên được sử dụng để cung cấp điện cho các nhà xưởng hay khu dân cư. Mặc dù loại trạm biến áp này tính thẩm mỹ không cao nhưng chi phí xây dựng lại khá rẻ. Việc bảo trì trạm biến áp cũng phải đòi hỏi chuyên môn cao. Ngoài ra còn đòi hỏi khoảng cách hành lang an toàn lưới điện phải lớn.

e) Trạm biến áp trong nhà

Trạm biến áp trong nhà hay còn gọi trạm biến áp xây kín. Là loại trạm mà các thiết bị điện được đặt trong nhà. Trạm biến áp trong nhà thường có 3 khoang. Cụ thể bao gồm: khoang cao áp đặt thiết bị, khoang máy biến áp và khoang hạ áp đặt các thiết bị hạ áp.

Ở những nơi cần độ an toàn cao thường dùng trạm biến áp trong nhà. Loại trạm này thường được làm trạm công cộng cho khu dân cư hoặc trong các  nhà xưởng lớn. Trạm công cộng thường được đặt ở khu đô thị hóa để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tính mỹ quan. Đối với loại trạm kiểu này cáp vào và ra thường là cáp ngầm.

f) Trạm biến áp kiểu trụ thép

Trạm biến áp kiểu trụ thép hay còn gọi tên khác là trạm biến áp kiểu một trụ. Được thiết kế chế tạo và đưa ra thị trường từ năm 2014 đến nay. Sau khi được đưa vào sử dụng thực tế loại trạm này đã nhanh chóng đem lại hiệu quả nhiều mặt.

So với các kiểu trạm biến áp truyền thống. Thì trạm biến áp với trụ đỡ đơn thân kiểu mới chỉ chiếm một diện tích mặt bằng rất nhỏ. Tính thẩm mỹ khá cao nên thích hợp lắp đặt cho khu đô thị. Ngoài ra, thiết bị còn được sử dụng trong các nhà máy sản xuất và các khu công nghiệp.

Máy biến áp được lắp trên khung bệ đỡ ở phần đỉnh của trụ thép, máy biến áp được làm mát kiểu thông gió tự nhiên. Có chụp cực máy biến áp sơn tĩnh điện

Tủ trung áp RMU được đặt khoảng không gian phía trong của khung trụ đỡ máy biến áp. Ngăn chống tổn thất được lắp đặt trong ngăn riêng phía trên của ngăn tủ trung áp và hạ áp. Cáp điện trung hạ thế được lắp gọn trong lòng trụ. Cáp trung áp cấp nguồn cho máy biến áp thường là cáp ngầm 24kV hoặc 35kv.

Trụ đỡ máy biến áp có 2 loại phổ biến là trụ đỡ máy biến áp có vành che và trụ đỡ máy biến áp không có vành che.

3. Lắp đặt trạm biến áp cần công suất bao nhiêu?

Công suất phổ biến nhất của trạm biến áp: trạm biến áp công suất 100kva, trạm biến áp công suất 160kva, trạm biến áp công suất 180kva,…

Gồm các máy biến áp có cấp điện áp sơ/thứ cấp: 15(22)/0.4kV, 35(22)/0.4KV, 10&6.3/0.4 KV, 22/0.4 KV, 35/0.4kV.

Các đơn vị của trạm cần quan tâm gồm:

I: Dòng điện thứ cấp (A), Dòng điện sơ cấp thường rất ít được quan tâm.

S: Công suất biểu kiến được ghi trên trạm biến áp (KVA).

U: điện áp sơ cấp và thứ cấp của trạm (KV hoặc V).

Q: Công suất phản kháng (KVAr).

P: Công suất tiêu thụ (KW).

Tính toán và lắp đặt trạm biến áp.

4. Xác định trung tâm phụ tải và vị trí lắp đặt trạm biến áp

Lựa chọn vị trí thi công trạm biến áp và tính toán chính xác trung tâm phụ tải. Sao cho nằm trung tâm của phụ tải nhằm hạn chế sụt áp, tiết kiệm dây dẫn và tổn hao công suất của mạng điện.

Đặc biệt cần phải đảm bảo tính mỹ quan công nghiệp. Ngoài ra cần đảm bảo hành lang an toàn điện đường dây và gần lưới điện lực. Đáp ứng vị trí đặt trạm biến áp không làm ảnh hưởng tới quy hoạch xây dựng nhà xưởng và các công trình khác.

a) Xác định công suất trước khi lắp đặt trạm biến áp

Hộ loại 1 thường phải dùng tới 2 Máy Biến Áp. Trong đó mỗi máy có thể chịu quá tải bằng 1,4 lần Công suất của máy trong 6 giờ. Công suất quá tải 1,4 lần đó bằng Công suất tính toán của tòa nhà xí nghiệp.

b) Tính toán công suất trạm hiện tại và phát triển trong tương lai.

Có nhiều cách tính toán công suất điện, 3 cách được dùng phổ biến nhất: Theo diện tích và nhu cầu sử dụng hoặc theo sản lượng hàng năm một sản phẩm trên một KW điện. Và theo công suất đặt và hệ số nhu cầu.

Là S hoặc P nếu cho biết nhu cầu sử dụng trạm.

c) Xác định số lượng biến áp 

Hộ loại 1: Hộ loại 1 là loại ảnh hưởng đến cả hệ thống an ninh quốc gia và cả sinh mạng con người. Như bệnh viện, trạm xá hoặc các tòa nhà quốc hội, các bộ quốc phòng.v.v. Nên cần được duy trì nguồn điện liên tục trên đường dây hạ áp từ trạm. Cần 2 Máy Biến Áp trở lên trên 1 trạm.

Hộ loại 2: có ảnh hưởng về kinh tế, so sánh và chọn phương án một hay hai máy biến áp trên 1 trạm. ví dụ như: Nhà sản xuất kính,..

Hộ loại 3: Mất điện ít ảnh hưởng đến kinh tế. Nên có thể cắt điện để sửa chữa bảo dưỡng.

d) Xác định chế độ vận hành kinh tế Trạm Biến áp:

Đối với trạm từ 2 Máy Biến Áp Trở lên.

Vì quá trình tính toán thường dư công suất rất lớn so với tải thực, nên thời điểm tải nhỏ nhất có thể nhỏ hơn công suất của 1 Máy Biến Áp.

Vì vậy ta chỉ cần sử dụng 1 Máy Biến áp cho toàn bộ tải để tránh tổn hao điện không cần thiết nếu dùng 2 máy.

5. Công ty TNHH Công Nghệ Kỹ Thuật Điện E&C Việt Nam

Công ty TNHH Công Nghệ Kỹ Thuật Điện E&C Việt Nam chuyên xây lắp công trình đường dây, cáp ngầm và trạm biến áp đến 220kV,   Xây lắp hệ thống cơ điện (M&E) trong Building, Nhà xưởng, Chung cư, Khách sạn.... Chuyên thiết kế thi công các loại trạm biến áp như: trạm biến áp treo, xây bệt trong nhà, trụ thép trên toàn quốc. Đến với E&C Việt Nam, quý khách hàng sẽ được tư vấn tốt nhất để lựa chọn được phương án xây dựng trạm biến áp tối ưu nhất. Thiết kế và thi công điện công nghiệp trọn gói theo hình thức chìa khóa trao tay. Mọi công việc Công ty TNHH Công Nghệ Kỹ Thuật Điện E&C Việt Nam sẽ thực hiện cho tới lúc hoàn thành đóng điện.

Công ty TNHH Công Nghệ Kỹ Thuật Điện E&C Việt Nam chuyên thi công lắp đặt các trạm biến áp với giá thành rẻ và đội ngũ thi công chuyên nghiệp.


Gọi cho chúng tôi qua đường dây nóng để được E&C tư vấn và báo giá thi công lắp đặt trạm biến áp tốt nhất.

Hotline: 0777 097 907

Zalo
Hotline